Mùa đông miền Bắc có khí hậu lạnh và hanh khô chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp phát triển mạnh nhất. Đối với trẻ nhỏ, đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận biết và phòng tránh các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ.
Thời tiết thay đổi đột ngột, có khi cả ngày nắng nhưng lại lạnh sâu vào sáng sớm và đêm làm cho cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi dẫn đến tình trạng dễ bị ho, chảy nước mũi. Nếu những triệu chứng này kéo dài có thể khiến bé nhiễm lạnh, vi trùng lan xuống vùng hô hấp dưới vào phế quản và phổi. Biểu hiện thường gặp: sốt, ớn lạnh, ho, thở khò khè… Lúc này dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau khoảng vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn.
Đặc biệt, thời gian gần đây, chỉ số chất lượng không khí ở các thành phố lớn tại Việt Nam đang ở mức cảnh báo nguy hại cho sức khỏe, chỉ số bụi PM 2.5 luôn liên tục cao hơn ngưỡng an toàn. Đây là loại bụi siêu nhỏ, có kích thước chỉ bằng 1/100 lỗ chân lông, do đó, chúng sẽ dễ dàng “luồn lách” vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và gây viêm.
Theo thống kê trong những năm gần đây, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là một loại nhiễm khuẩn vô cùng nguy hiểm, vì có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong hệ hô hấp. Nguyên nhân có thể do trẻ nhiễm virus đường hô hấp trên, dị ứng hoặc nhiễm nấm.
Khi bé bị ốm, mẹ nên theo dõi thường xuyên, nếu thấy những dấu hiệu như ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi nhiều, nước mũi ban đầu trong, chuyển sang trắng đục, màu xanh hoặc vàng ngà, đau ở hốc mắt… nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng mãn tính sẽ rất khó điều trị.
Trẻ em rất hay mắc viêm mũi họng cấp tính do virus, đây là quá trình bình thường để hình thành nên hệ miễn dịch của trẻ sau này, đa số các viêm mũi họng này tự khỏi trong vòng 10 ngày mà không cần tới bất cứ điều trị đặc hiệu nào chỉ có 5% bị bội nhiễm trở thành viêm mũi xoang cấp nhiễm khuẩn.
Viêm thanh quản, viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ là một nhóm bệnh nhiễm trùng cấp bao gồm viêm dây thanh và các cấu trúc nằm dưới dây thanh, dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi, cao nhất lúc 2 tuổi, thường gặp ở trẻ trai hơn so với trẻ gái; thường xảy ra vào cuối mùa thu đến mùa đông. Bệnh có khả năng tái phát cao, trong độ tuổi từ 3-6 tuổi.
Biểu hiện của bệnh viêm thanh khí phế quản cấp tính ở trẻ như: Đau họng, ho ông ổng, khàn tiếng, khi ngủ trẻ thở khò khè, thở rít, hơi thở không đều. Nếu không kịp điều trị bệnh sẽ trở nên biến chứng nặng hơn như khó thở, lên cơn tím tái.
Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở từng cơn. Biểu hiện bằng những cơn khò khè, khó thở, tức ngực, những cơn ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn thường xuất hiện về đêm và sáng sớm.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ < 5 tuổi và thường hay tái phát các triệu chứng ho khò khè.
Viêm mũi họng cấp tính là bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là lúc thời tiết chuyển mùa, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh. Nếu bệnh viêm mũi họng cấp không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng viêm đường hô hấp. Biểu hiện viêm mũi họng cấp đầu tiên ở trẻ là sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu, mỏi tay chân, kèm theo các sốt hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C. Bệnh rất dễ lây lan vì các tác nhân có thể lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bột nhỏ li ti bắn ra không khí khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho hoặc nói chuyện.
Đại đa số các trường hợp viêm mũi họng cấp do nhiễm trùng là do nhiễm virus. Ví dụ như như coronavirus, nhóm adenovirus hay là do nhóm virus cúm, nhưng phổ biến hơn cả là nhóm rhinovirus. Các trường hợp viêm mũi họng do nhiễm virus thường lành tính và thường tự khỏi sau 2 tuần dù có điều trị hay không. Tuy nhiên nếu bị bội nhiễm thêm vi khuẩn thì tình hình sẽ khác, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị thêm kháng sinh nếu không bệnh có thể có những chuyển biến phức tạp và nguy hiểm.
Lưu ý: khi thấy các dấu hiệu bố mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh, mà nên đưa con đến ngay trung tâm y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Cần làm gì để phòng tránh bệnh cho trẻ lúc giao mùa?
Khoa nhi tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Toàn Tâm là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: viêm đường hô hấp, viêm phổi, sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa,….Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Đặc biệt, với sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi của Toàn Tâm sẽ giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
Phòng khám đa khoa Quốc Tế Toàn Tâm
Địa chỉ: Khu đô thị Tân Việt Bắc – Tổ 2 khu Hoàng Hoa Thám – Phường Mạo Khê – Đông Triều – Quảng Ninh
Hotline: 02033555866
Website: Toantamclinic.vn
Email: phongkhamtoantam@gmail.com
Tảo SHINSHIN Của Nhật Bản là sản phẩm dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở…
Công ty Cổ phần Dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe Toàn Tâm xin…
Giới thiệu về phòng khám - Nếu bạn đã từng trải qua khoảnh khắc mong…
Dịch covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp với những biến thể mới, khả…
Thuốc dạ dày Kowa Nhật Bản có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh đau…
Suckhoedoisong.vn - Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới…
trang này sẽ gửi thông báo tới cho bạn
Read More